Nguồn gốc tạo nên tinh hoa của đá quý & những điều bạn chưa biết về đá quý
Để sở hữu vẻ đẹp không gì sánh bằng, những viên đá quý phải trải qua một quá trình dài. Hãy cùng PNJ khám phá những điều ẩn sâu trong từng viên đá – tinh hoa của đất trời này nhé!
Nguồn gốc tạo nên tinh hoa của đá quý
Cũng như các loại đá và khoáng vật, đa phần đá quý được hình thành trong quá trình địa chất tự nhiên. Các quá trình này đã, đang và diễn ra trong lòng đất, có tính chu kỳ và quan hệ mật thiết với nhau, được gọi là chu trình tạo khoáng.
Trái Đất của chúng ta được hình thành qua nhiều lớp vỏ, theo thứ tự: vỏ, Manti, nhân ngoài và nhân trong. Hầu hết những viên đá óng ánh xuất hiện tại phần trên Manti (sâu so với bề mặt trái đất khoảng 60km) nhưng tập trung chủ yếu ở lớp vỏ.
Như đã nói ở trên, những viên đá quý được hình thành qua chu trình tạo khoáng. Chu trình này gồm 3 quá trình tương ứng với 3 loại đá: quá trình Magma, quá trình trầm tích và quá trình biến chất. Top 5 tinh hoa trang sức Kim Cương được ưa chuộng nhất.
Đá Magma
Đá Magma, hay còn gọi là đá hoả sinh hoặc đá hỏa thành, được hình thành do sự đông nguội của dung thể Magma nóng chảy, được đưa lên từ những phần sâu của lớp vỏ Trái Đất. Lúc ấy, loại đá này dần nguội và đông cứng. Quá trình đông nguội có thể tạo ra các đá có các khoáng vật kết tinh rõ ràng hoặc không kết tinh dựa vào môi trường. Tại đây, người ta phân ra: đá xâm nhập và phun trào.
Phần ngoài rìa khối đá xâm nhập sẽ xuất hiện những tinh thể Pegmatit. Trong tinh thể này có chứa những tinh thể đá quý và đá kích thước lớn.
Ngoài ra xung quanh khối đá Magma xâm nhập còn tồn tại những khe nứt tích nhiều chất khí và nước. Những thành phần này tạo nên thành tạo nhiệt dịch có chứa nhiều nguyên tố kim loại như: vàng, bạc, thuỷ ngân, chì, kẽm, thiếc,… Khi chúng nguội hoàn toàn tạo nên các mạch thạch anh có các khoáng vật mang kim loại quý hiếm và đá quý.
Đá trầm tích
Khi điều kiện nhiệt độ của vỏ Trái Đất thay đổi như các yếu tố nhiệt độ nước, cộng hưởng cùng tác dụng hoá học làm cho các loại đất đá khác nhau bị phong hoá, vỡ vụn. Sau đó chúng được gió và nước cuốn đi rồi lắng đọng lại thành từng lớp.
Theo thời gian, lớp lắng đọng này sẽ xếp chồng lên các lớp khác ở khu vực sông suối, cửa sông ngoài, cửa biển nông thành lớp khô cứng. Chúng được gọi đá trầm tích. Đá quý thường là những khoáng vật bền vững, tương đối nặng và có khả năng lắng đọng cùng lớp đá trầm tích.
Đá biến chất
Đá biến chất chính là đá Magma hoặc đá trầm tích bị biến đổi do sự thay đổi về điều kiện vật lý, hoá học,… Nguyên nhân cụ thể thường sẽ là do tác dụng của Magma nóng chảy, của dung dịch nhiệt dịch khí và nước thoát ra từ lò magma trong lòng Trái Đất lên. Cũng có thể là do nhiệt độ cao và áp suất rất lớn từ khắp mọi phía (áp suất thủy tỉnh) khi đá lún xuống sâu và bị nhiều lớp đá khác phủ lên. Hay có thể do áp suất rất cao theo một hướng nhất định (áp suất định hướng) liên quan đến các chuyển động tạo núi.
Những bí mật về đá quý
Đá quý mang năng lượng tinh hoa đất trời
Như trình bày ở trên, đá quý được hình thành trong các quá trình địa chất. Trải qua hàng ngàn đến hàng triệu năm, những viên đá này hấp thụ năng lượng và khoáng chất trong tự nhiên. Do đó, chúng mang một phần năng lượng tinh hoa của đất trời. Các năng lượng sẽ có sự tác động, chuyển đổi với nhau. Đó có thể là sự bổ sung, triệt tiêu hoặc phát sinh năng lượng giữa các vật chất với nhau.
Năng lượng của đá có thể tác động đến con người
Mỗi loại đá được hình thành theo phương thức khác nhau nên chúng cũng sẽ có năng lượng khác nhau. Năng lượng của đá có thể được đo bằng Bovis – năng lượng địa sinh học. Năng lượng của đá thiên nhiên có thể đạt từ 10.000 Bovis đến 14.000 Bovis. Mức độ càng cao cho thấy nguồn dương khí tích cực dồi dào có thể tác động để nâng cao dương khí của con người. Chỉ số này cũng phản ảnh khả năng tác động lên vận khí, sức khoẻ của con người.
Với sự diệu kỳ của mình, tinh hoa đá quý sẽ giúp cuộc sống của chúng ta thêm màu sắc và thú vị đấy!